Trong khi ít ứng viên nào xác định đối thủ của mình là ai? mà chỉ tập trung cho mình. Người xưa có câu "biết địch biết ta trăm trận trăm thắng" do đó nếu không xác định đối thủ khi xin việc của chúng ta mạnh cỡ nào? họ có những gì thì chúng ta không thể ứng phó được bạn sẽ phải nhường cơ hội cho người khác.
Nên nhớ là mục tiêu của bạn khi xin việc là phải chiến thắng những người khác. Tất cả được thể hiện ở sự cố gắng và chuẩn bị của bạn.
Ai là đối của bạn khi xin việc |
Ai là đối của bạn khi xin việc?
Có 4 nhóm người có thể trở thành đối thủ của bạn
Nhóm 1: Những người bạn của bạn.
Nếu bạn nghĩ là miễn sao họ không xin việc cùng vị trí cùng một công ty với bạn là họ không phải là đối thủ của bạn. Quan điểm này hoàn toàn sai, bạn ở đây là tất cả ai cũng trở thành đối thủ của bạn, bạn phải chiến thắng họ, tốt hơn họ giỏi hơn họ thì khi bước khi môi trường tuyển dụng bạn mới có thể chiến thắng những đối thủ thậm chí mạnh hơn bạn
Nhóm 2: Nhóm người thất nghiệp đang tìm việc làm.
Họ là nhóm người giống bạn, họ có thể bị sa thải ở những công ty khác, hoặc nhóm người không phải nổi trội nên họ khó kiếm việc nên họ là những người vẫn đang thất nghiệp.
Bạn hãy hỏi họ có những gì hơn bạn?
Họ có thái độ tìm việc nghiêm túc hơn bạn, họ có thể làm bất cứ giá nào miễn sao có việc làm, do có thái độ đó nên họ sẽ có nhiều mối quan hệ... họ chấp nhận lương có thể thấp hơn, hoàn cảnh làm việc có thể khó khăn hơn nhưng họ tìm việc cách miễn sao có công việc trước đã. Họ tìm việc để nuôi sống bản thân nên họ muốn tìm 1 công việc càng sớm chừng nào càng tốt.
Họ là những người có thái độ tìm việc rất mạnh mẽ, họ sẽ chiến đấu hết mình là loại bỏ bạn
Nhóm 3: Những người sắp bị sa thải.
Đây là nhóm người gì? họ là những người đang làm việc ở cty mà bạn đang ứng tuyển. Do nhu cầu thay đổi cơ câu nhân sự và tuyển dụng nên những người nào không đủ năng lực sẽ bị sa thải. Do đó những người này sẽ cố gắng làm sao đó để trụ lại ở lại công ty làm việc nên họ có thể làm mọi việc miễn sao còn công việc. Bạn có người sẽ phải cạnh tranh với nhóm người này, nếu bạn không chứng tỏ bạn giỏi hơn họ tốt hơn họ, họ sẽ tiếp tục làm việc tại vị trí mà bạn đáng lẽ là của bạn sẽ làm tại đó
Nhóm 4: Nhóm người chuyển việc.
Họ là những người giỏi và có kinh nghiệm, có mối quan hệ nhưng do nhu cầu về lương, chế độ đãi ngộ cơ hội thăng tiến ở cty cũ không đáp ứng nguyện vọng của họ nên họ nhảy việc. Họ là đối thủ mạnh của bạn cả về kiến thức và kinh nghiệm làm việc.
Bạn hơn họ ở điểm nào?
Bạn trẻ hơn họ, năng động hơn họ, bạn sẳn sàng tiếp thu kiến thức mới hơn họ... Nói chung bạn có sức trẻ và khả năng tiếp thu những điều mới nhiều hơn họ. Họ là những người có kinh nghiệm họ có quan điểm riêng nên từ đó cá tính của họ đã hình thành, khi được đào tạo cái gì đó họ sẽ có xu hướng loại bỏ nó mà không chịu tiếp thu cái mới. Đó là lí do vì sao nhiều công ty nước ngoài lại sa thải nhiều nhân viên đã có nhiều kinh nghiệm để tuyển chọn lại nguồn nhân lực trẻ mà họ tiếp tục đào tạo lại.
Bạn hơn những người này bằng cách nào?
- Thái độ tìm việc nghiêm túc: Hãy thể hiện bạn là người dám ước mơ, dám làm, dám khao khát vì tìm việc 1 cách quyết tâm chớ không phải hờ hợt, ờ thất bại công ty này mình tìm công ty khác. Không bạn phải tự hỏi chính bản thân mình tại sao bạn thất bạn? tại sao người khác được ứng tuyển vì mục đích của bạn là để chiến thắng. Và để chiến thắng bạn hãy làm rõ ràng việc A,B,C là gì?.
Nếu kém anh văn hơn người khác hãy rèn luyện tiếng anh ngay bây giờ. Hành động ngay lập tức chính là sự thành công hơn người khác
- Tạo dưng mối quan hệ ngay chính công ty bạn ứng tuyển trước khi bạn phỏng vấn
- Tìm hiểu và thực sự hiểu công ty và vị trí bạn tìm việc
- Bạn muốn làm, muốn đóng góp cho công ty bằng hết khả năng và nói với nhà tuyển dụng điều đó.
=> bạn có thể kém hơn người khác nhưng hãy cho thấy bạn "tiềm năng hơn những người hơn bạn"
-Tôi là quản trị Blog-
ConversionConversion EmoticonEmoticon