Tìm hiểu các Học Vị và Học Hàm ở Việt Nam


Ảnh vui - lò ấp tiến sĩ chỉ dịch vụ luyện thành tiến sĩ cũng giống như luyện thi đậu DH

Học vị Thạc Sĩ và Tiến Sĩ

Sau tốt nghiệp đại học, những người có điều kiện tiếp tục phấn đấu công tác và học tập sẽ đạt được các học vị cao hơn về chuyên môn nghiệp vụ như thạc sĩ, tiến sĩ.
Học vị của VN hiền nay gồm có Thạc sĩ, tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học ( sắp xếp từ thấp đến cao ).
Khi đã tốt nghiệp Đại học và thi đậu đầu vào học thêm khoảng 2,5 năm (gọi là học cao học).
Bảo vệ 1 đề tài sẽ được tốt nghiệp cao học và nhận bằng Thạc sĩ. Lúc này sẽ trở thành Thạc sĩ


Tốt nghiệp Thạc sĩ xong thi nghiên cứu sinh (Gồm thi và bảo vệ đề cương của đề tài sắp làm) nếu đậu sẽ trở thành nghiên cứu sinh, lúc này không học nữa mà chỉ làm đề tài đã bảo vệ đề cương, trong thời gian đó phải có ít nhất 2 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, xong sẽ bảo vệ đề tài cấp cơ sở, đề tài này có 2 phản biện kín (người đọc không biết người viết và ngược lại), sau khi 2 phản biện kín và bảo vệ cơ sở thành công sẽ bảo vệ chính thức, xong sẽ nhận bằng tiến sĩ.

Sau đó nâng cao đề tài đó, làm rộng hơn nữa và bảo vệ thành công theo quy trình trên sẽ thành tiến sĩ khoa học.

Ngày xưa (trước 1998) thì các học vị có tên gọi khác là thạc sĩ, phó tiến sĩ và tiến sĩ
Sau 1998 thì phó Tiến Sĩ >> Tiến SĩTiến Sĩ  >> Tiến Sĩ Khoa Học (còn gọi là Tiến Sĩ cũ) sau 1 văn bản của Thủ tướng chính phủ.

Còn Học hàm là Phó giáo sư và giáo sư.


Khi 1 người có đủ điều kiện
1. Lượng giờ giảng
2. Lượng Nghiên cứu sinh hướng dẫn
3. Lượng sách đã viết
4. Lượng bài báo đã đăng....) có tính điểm đàng hoàng sẽ được giới thiệu ra hội đồng giáo sư nhà nước. Hội đồng sẽ họp, xem xét và bỏ phiếu... nếu bỏ phiếu đủ theo yêu cầu sẽ được phong là phó giáo sư. Sau đó là giáo sư theo quy trình tương tự.

Trước 2002 có thể phong phó giáo sư mà không cần học vị (Cử nhân cũng có phong phó giáo sư). Sau 2002, muốn phong Phó giáo sư phải có bằng tiến sĩ.

Một số chữ viết tắt học vị, học hàm tại Việt Nam từ tiếng Anh


Học vị thạc sĩ khoa học thường được viết tắt là M.Sc hoặc M.S. từ chữ Master of Science.

Học vị tiến sĩ thường được viết tắt là Ph.D; PhD; D.Phil hoặc Dr.Phil từ chữ Doctor of Philosophy.

Học vị tiến sĩ khoa học thường được viết tắt là Sc.D; D.Sc; S.D hoặc Dr.Sc từ chữ Doctor of Science.

Chức danh bác sĩ y khoa thường được viết tắt là M.D. từ chữ Doctor of Medicine; Medical Doctor hoặc Medicinae Doctor.

Học hàm phó giáo sư thường được viết tắt là Assoc. Prof. từ chữ Asscociate Professor; không được viết là A. Prof. vì có thể nhầm lẫn với học hàm trợ lý giáo sư hoặc trợ giáo sư từ chữ Assistant Professor. Trợ lý giáo sư hoặc trợ giáo sư nên viết tắt là Assist. Prof.

Học hàm giáo sư thường được viết tắt là Prof. từ chữ Professor.

Nếu học vị, học hàm gắn liền với ngành chuyên môn nào được đào tạo thì ghi bổ sung thêm vào phần học vị, học hàm.

Hiện nay ngành y tế có thêm chức danh bác sĩ chuyên khoa I và bác sĩ chuyên khoa II cũng là những người có chuyên môn cao thực hiện nhiệm vụ thực hành khám chữa bệnh tại bệnh viện hoặc công tác y tế dự phòng. Bác sĩ chuyên khoa I tương đương với học vị thạc sĩ khoa học và bác sĩ chuyên khoa II tương đương với học vị tiến sĩ. Muốn có học vị này thì bác sĩ chuyên khoa I hoặc bác sĩ chuyên khoa II phải được đào tạo bổ sung thêm một số chứng chỉ, thủ tục cần thiết và ngược lại thạc sĩ, tiến sĩ cũng có thể chuyển đổi thành bác sĩ chuyên khoa I và bác sĩ chuyên khoa II. Học vị thạc sĩ, tiến sĩ thường phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; còn bác sĩ chuyên khoa I và chuyên khoa II phục vụ công tác thực hành chuyên môn y học. Những người có học hàm giáo sư, phó giáo sư là những người tham gia công tác giảng dạy đại học, sau đại học; kể cả công tác nghiên cứu khoa học ở bậc cao.